Integrated Articles of GIBC Experts

Experts' perspective

Những cơ hội lớn để biến Việt Nam thành “Trung tâm đồ nội thất thế giới”

16-12-2018
Other articles related to Mr. Pham Phu Ngoc Trai



Ngày 8/8, tại TP. HCM, chủ trì hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra mục tiêu cụ thể cho ngành gỗ là kim ngạch xuất khẩu đến 2025 phải đạt 20 tỉ USD, cao hơn kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 15 tỉ đến 2025.

Thực ra, khát vọng đó không chỉ xuất phát từ người đứng đầu chính phủ, mà chính các doanh nghiệp ngành gỗ xuất khẩu đã tự đặt ra cho mình, cùng nhau vận động, nỗ lực tự thay đổi mình, tác động vào chính sách.

Hội thảo chuyên sâu của ngành gỗ với chủ đề “Cơ hội từ thương mại Mỹ - Trung giữa hai làn hiệp định EVFTA/CPTPP và sự hình thành Trung tâm đồ nội thất thế giới tại Việt Nam” do HAWA tổ chức ngày 12/12 với sự đối thoại thẳng thắn giữa nhà quản lý và hơn 300 doanh nghiệp trong ngành gỗ đã thể hiện quyết tâm cao của các thành phần kinh tế trong cuộc đua khốc liệt này.

Những cơ hội lớn để biến Việt Nam thành “Trung tâm đồ nội thất thế giới” 3 Chuyên gia kinh tế và Chủ tịch GIBC - ông Phạm Phú Ngọc Trai

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) cho biết,  tổng giá trị trong chuỗi sản xuất đồ gỗ trên thế giới là khoảng 140 tỷ USD trong khi giá trị hàng hóa tiêu dùng của người sử dụng tới hơn 450 tỷ USD, bao gồm giá trị của thương mại, thiết kế, phân phối, thương hiệu. 

"Nếu chúng ta định hướng lại câu chuyện của ngành chế biến gỗ theo con số 450 tỷ USD, tham gia cả khâu thiết kế, thương hiệu, thương mại, phân phối... thì rõ ràng, giá trị mà Việt Nam nhận được so với hiện tại sẽ là rất lớn", ông Trai nhận định.

Hướng đến mốc phát triển mới này, ông Phạm Phú Ngọc Trai cho rằng, Việt Nam nên tận dụng các lợi thế hội tụ hiện nay để sớm hình thành một Trung tâm đồ nội thất thế giới tại Việt Nam.

“Để trở thành trung tâm đồ nội thất quốc tế, đó phải là trung tâm thiết kế quốc tế, trung tâm triển lãm nội thất quốc tế, trung tâm thương hiệu quốc tế, trung tâm phân phối thương mại quốc tế và công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, chúng ta còn hạn chế rất nhiều. Trung Quốc có hàng triệu mét vuông triển lãm giới thiệu các mặt hàng mới, có cả một công nghệ triển lãm quốc tế thu hút thế giới. Còn Việt Nam manh mún, nhất là TP. HCM. Tất cả doanh nghiệp Việt Nam đều có thể tận dụng chương trình này để có hành động giới thiệu ra thế giới, đặc biệt là các dịch vụ cho ngành gỗ", ông Trai phân tích.

Theo chuyên gia kinh tế đến từ GIBC, từ tầm nhìn muốn trở thành số 1 thế giới về đồ gỗ, cần biến nó thành chương trình hành động cụ thể, có chiến lược để tiếp nhận nó. Toàn ngành không được chủ quan, cơ bản đứng vững trên đôi chân của mình bằng chương trình hành động và chiến lược thực thi.