Tổng hợp tin tức và sự kiện GIBC

Truyền thông

Thu hút và giữ chân người tài: Ngày càng cấp thiết
Thu hút và giữ chân người tài: Ngày càng cấp thiết

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành vào cuối năm nay sẽ mang đến cho các doanh nghiệp (DN) thêm 6 triệu lao động (LĐ) nhưng kèm theo là một cuộc cạnh tranh rất gay gắt.

Hội nhập AEC: Nhiều DN chưa lo lắng chuyện mất nhân tài
Hội nhập AEC: Nhiều DN chưa lo lắng chuyện mất nhân tài

Trong lúc nhiều doanh nghiệp lo lắng sợ mất nhân tài khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành thì cũng có một số doanh nghiệp không tỏ ra bi quan với vấn đề này...

Chiến lược nhân tài: Đầu tư cả giá trị vô hình
Chiến lược nhân tài: Đầu tư cả giá trị vô hình

Hội nhập đã thổi hơi rất nóng vào mỗi doanh nghiệp, nhưng việc chuẩn bị nhân tài là một quá trình đào tạo dài hơi, từ 8 – 10 năm, thậm chí 20 năm...

Năng suất lao động Việt Nam thấp gần "đội sổ" châu Á
Năng suất lao động Việt Nam thấp gần "đội sổ" châu Á

Tại hội thảo “Tăng năng lực cạnh tranh bằng năng suất lao động” do Công ty giải pháp nhân lực Le & Associates (L&A) tổ chức ở TP.HCM, L&A đã công bố một số dữ liệu quan trọng liên quan đến năng suất lao động do đơn vị này tổng hợp từ nhiều nguồn, trong đó có Tổ chức Lao động thế giới và trực tiếp khảo sát.

Hội nhập AEC: Nhiều DN chưa lo lắng chuyện mất nhân tài
Hội nhập AEC: Nhiều DN chưa lo lắng chuyện mất nhân tài

Trong lúc nhiều doanh nghiệp lo lắng sợ mất nhân tài khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành thì cũng có một số doanh nghiệp không tỏ ra bi quan với vấn đề này. Ít nhất điều đó đúng với ba công ty ACB, PNJ và Minh Long.

Chia sẻ tại hội thảo “Chiến lược nhân tài và hội nhập” sáng 24-6, ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Minh Long I cho biết, do gốm sứ là một lãnh vực đặc biệt, có đặc thù riêng nên không sợ nhân tài của công ty – những nhân sự chủ chốt – nhảy việc.

Điểm đặc thù ở đây được ông Minh giải thích rằng những tài năng của Minh Long đều là những người đã gắn bó rất lâu dài với công ty từ những ngày đầu thành lập. Họ có kiến thức chuyên môn rất sâu nhưng lại không rộng. Do vậy sẽ rất khó để họ chuyển đổi công việc và nói vui như ông Minh thì “nếu họ rời bỏ Minh Long, họ sẽ thất nghiệp hoặc sẽ khó có được mức lương và phúc lợi khác như hiện có tại công ty.”

Tương tự như Minh Long, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng cho rằng về mặt nhân sự, việc hội nhập AEC sẽ không ảnh hưởng nhiều đến PNJ. Giám đốc khối nhân lực PNJ bà Nguyễn Thị Ngọc Minh chia sẻ 2 yếu tố giúp PNJ có thể giữ chân nhân tài. Theo bà Minh, đó là việc những nhân tài của PNJ hiện nay được “ươm mầm” từ khi họ còn là sinh viên, hoặc một người thợ nên có sự gắn bó rất chặt chẽ với công ty; thêm nữa PNJ đang là một công ty dẫn đầu thị trường trong ngành. Từ hai yếu tố đó, vị giám đốc nhân sự PNJ tự tin “những nhân tài PNJ sẽ không muốn chuyển sang các công ty trong nước, có chăng họ sẽ ra nước ngoài làm việc".

Tuy vậy bà Minh cũng thừa nhận vẫn có những tài năng thích ra bên ngoài vì muốn khám phá cái mới, muốn chinh phục những thử thách mới.

Đồng quan điểm này, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ông Trần Hùng Huy nhận xét, sẽ có những nhân tài - chẳng hạn như tại ACB có những người bắt đầu công việc ngay khi ra trường, đã có 10 kinh nghiệm làm việc tại ACB, ở tuổi ngoài 30 - có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, thế giới bên ngoài, muốn thử sức với thế giới bên ngoài. Đó là chuyện thuộc về tính cách của họ chứ không hẳn vấn đề công ty không đủ sức hấp dẫn để giữ chân nhân viên, ông Huy phát biểu.

“Đối với những nhân viên cấp cao (senior), nếu họ ra ngoài làm việc, khi quay về có thể sẽ đưa công ty lên một tầm cao hơn”, ông Huy gợi ý.

“Vậy ở tầm vĩ mô, nếu tỷ lệ nhảy việc của nhân tài bằng 0%, liệu có tốt không?” ông Phạm Phú Ngọc Trai - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu, đặt vấn đề và cũng đưa ra khẳng định nếu tình huống đó xảy ra thì hẳn sẽ không tốt, bởi động lực phát triển của họ không còn.

Tiếp tục câu chuyện, ông Trai kể có những người rất giỏi, làm ở các tập đoàn đa quốc gia, rồi nghỉ việc để nộp đơn thi vào cơ quan nhà nước; hoặc có trường hợp họ nghỉ việc để thành lập một công ty quy mô nhỏ hơn nhiều so với tập đoàn họ đang làm việc. Họ làm như vậy vì họ tin họ có thể tạo ra nhiều giá trị hơn, đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Do vậy chúng ta cũng cần tránh quan điểm hẹp hòi khi nhân tài nghỉ việc, ông Trai nhắn nhủ.

Việc phát triển nhân tài cần được xem là một khoản đầu tư, thậm chí là dài hạn, chứ không phải là chi phí, theo ý kiến chung của các diễn giả.

Nâng cao nội lực, không có con đường khác!
Nâng cao nội lực, không có con đường khác!

Hiện nay, chỉ có 24 doanh nghiệp từ Việt Nam được chấp thuận đủ điều kiện thông quan điện tử vào Mỹ. 

GIBC tham gia ngày hội Food Fair
GIBC tham gia ngày hội Food Fair

Ngày 29/05/2015 tại khách sạn Sheraton đã diễn ra Food & Accessories Fair lần 2 - 2015 do Suntory PepsiCo (SPVB) tổ chức để gây quỹ xây dựng tủ sách, thư viện và trao học bổng ...

Hãy thay đổi lúc "thể trạng" đang tốt
Hãy thay đổi lúc "thể trạng" đang tốt

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, thông tin chạy rất nhanh và khó kiểm soát. Ở đó, thay đổi là điều duy nhất không thay đổi. Nước không chảy là nước chết, doanh nghiệp không thay đổi thì không có tương lai.

Lễ Bế Giảng IBA.K1
Lễ Bế Giảng IBA.K1

Sau gần ba tháng, khoá đầu tiên của IBA (Integrated Business Administration), chương trình giáo dục đào tạo do trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và GIBC đồng phát triển, đã kết thúc tốt đẹp ...

Công ty gia đình: Nỗi lo kế nghiệp
Công ty gia đình: Nỗi lo kế nghiệp

Chiếm 50% GDP cả nước, các doanh nghiệp (DN) gia đình ở Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế đất nước. Thế nhưng mô hình này đang trong thời kỳ chuyển giao ...