Integrated Articles of GIBC Experts

Experts' perspective

Mang chuông đi đánh xứ người

06-07-2014
Other articles related to Mr. Phan Huu Thang



(DĐDN) Đầu tư ra nước ngoài của DN VN đã gặt hái được những “trái ngọt” đầu tiên... Ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục ĐTNN - Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có chia sẻ với DĐDN xung quanh vấn đề này.

Tính sơ bộ đến hết năm 2012, các DN VN đầu tư ra nước ngoài  (ĐTRNN) đã mang về cho đất nước 430 triệu USD lợi nhuận, chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, cao su... Doanh thu của các dự án đã đi vào hoạt động cũng như lợi nhuận chuyển về nước còn khiêm tốn nhưng đây là một tín hiệu tích cực, bởi từ một quốc gia chỉ đi thu hút đầu tư nước ngoài, nay các  DN VN đã có thể cho mang “chuông đi đấm xứ người”. Điều đó chứng tỏ, nội lực của bản thân DN trong nước đã mạnh lên.

Năm 2012, có tới 1,2 tỷ USD được các  DN VN  mang ra nước ngoài. Đây là một con số không nhỏ trong bối cảnh kinh tế trong nước khó khăn, dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán khá căng thẳng trong những năm qua. Vì thế, cần sớm có một chiến lược ÐTRNN để ngăn chặn các tác động tiêu cực vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư, các mục tiêu và tăng trưởng kinh tế trong nước, nhất là các nước đang phát triển như VN.

Thị trường Lào, Campuchia đã thu hút nhiều đầu tư của DN VN, tuy nhiên, DN hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn bên cạnh những tồn tại về tiềm lực tài chính yếu, chưa thể đầu tư lớn cũng như tạo ra được giá trị gia tăng lớn trong tương lai gần. DN VN chưa nắm vững luật pháp của nước ngoài, dễ dẫn đến những rủi ro trong đầu tư, kinh doanh tại nước sở tại. Thực tế cho thấy DN của ta chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại nước sở tại nên hoạt động thường đơn lẻ, khó làm ăn lớn và đôi khi còn có xung đột về lợi ích.

Tính sơ bộ đến hết năm 2012, các DN VN đầu tư ra nước ngoài đã mang về cho đất nước 430 triệu USD lợi nhuận

Từ kinh nghiệm các nước cho thấy Nhà nước cần quy định các điều kiện cụ thể đối với các DN ÐTRNN có đủ tiềm lực về tài chính, công nghệ và phát triển ở trong nước. Đồng thời, hạn chế quy mô và quy định rõ tỷ lệ % trong tổng vốn hiện có của DN có thể ÐTRNN.

Khi nền kinh tế trong nước đã phát triển, sẽ mở rộng thêm điều kiện đối với các DN ÐTRNN như áp dụng quy trình đăng ký cấp phép đối với các dự án có quy mô nhỏ, đã đáp ứng đủ các điều kiện ÐTRNN... Ðối với một số nước thu hút nhiều DN VN đầu tư như Lào, Campuchia... và nền kinh tế đủ nguồn lực cân đối, cần kết hợp hiệu quả giữa nguồn vốn ODA và FDI của VN (như Nhật Bản thực hiện tại VN) để tạo điều kiện cho hoạt động ÐTRNN của các DN VN ở nước sở tại.

Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ thành lập các Hiệp hội nhằm tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để bảo vệ quyền lợi của các DN VN ở nước ngoài (giống như các tổ chức EUROCHARM của các nhà đầu tư đến từ Châu Âu, hay KORCHARM của các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc...). Khi có cơ hội, Chính phủ có thể thông qua các DNNN để mua lại các tài sản chiến lược, mua lại cổ phần của các tập đoàn lớn ở nước ngoài thông qua hình thức M&A, khi đó các cơ sở mua lại sẽ là chỗ dựa đáng tin cậy đối với cộng đồng DN, cá nhân VN đang ÐTRNN.

 Phương Hà ghi