Tổng hợp bài viết chuyên gia GIBC

Góc nhìn chuyên gia

Thu hút FDI: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng

06-07-2014
Các vấn đề khác dưới góc nhìn của Ông Phan Hữu Thắng



Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi nói về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường nêu yêu cầu về nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam. Điều đó đúng nhưng cần chỉ rõ việc phải làm là nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với FDI hiện nay. Thực tế không phải chỉ đến nay luật pháp mới nói đến điều này

 

Description: http://www.tapchitaichinh.vn/DesktopModules/VnsCms/images/thuhutfdi%20thuctangvafgiariphaspnangcao.jpegNgay trong quá trình soạn thảo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, bên cạnh mục tiêu thu hút vốn FDI là mục tiêu tiếp nhận công nghệ cao thông qua nguồn vốn FDI. Qua từng giai đoạn phát triển trong suốt gần 25 năm qua, các lần điều chỉnh, bổ sung Luật vào năm 1990, 1992, 2000, 2005, thu hút, tiếp nhận công nghệ cao vẫn là một mục tiêu quan trọng nhất.

Nhìn vào thực tế hoạt động FDI giai đoạn vừa qua và hiện nay, cho thấy bên cạnh các dự án đáp ứng được tiêu chuẩn về công nghệ cao vẫn còn nhiều dự án FDI công nghệ thấp đã “lọt lưới”.
Kết quả thu hút FDI trong tháng 6/2012 mới được Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạc và Đầu tư (KH&ĐT) công bố vào 27/6/2012 cho thấy đã có thêm 900 triệu USD vốn FDI được đưa vào thực hiện, góp phần nâng tổng vốn FDI giải ngân trong 6 tháng đầu năm lên 5,4 tỷ USD, cao hơn con số 5,3 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Do bất ổn của kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước cũng khó khăn, tăng trưởng chậm hơn trước, giá cả tăng, lạm phát thất thường, thị trường đầu ra khó khăn, nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước hạn hẹp hơn, xu thế đầu tư chậm lại, vốn FDI đăng ký mới chỉ đạt 4,67 tỷ USD, giảm 24,6% so cùng kỳ, vốn tăng thêm của các doanh nghiệp hiện có chỉ đạt 1,62 tỷ USD, giảm 35,5% so với 6 tháng đầu năm trước. Điều này cho thấy các doanh nghiệp FDI khó đẩy mạnh được đầu tư nên tính xác thực của số vốn thực hiện cần được đánh giá lại về mặt thống kê để giúp việc hoạch định các giải pháp về quản lý nhà nước đối với FDI trong giai đoạn tới đạt hiệu quả hơn.
Để nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam, trách nhiệm của từng cá nhân trong Ngay trong quá trình soạn thảo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, bên cạnh mục tiêu thu hút vốn FDI là mục tiêu tiếp nhận công nghệ cao thông qua nguồn vốn FDI. Qua từng giai đoạn phát triển trong suốt gần 25 năm qua, các lần điều chỉnh, bổ sung Luật vào năm 1990, 1992, 2000, 2005, thu hút, tiếp nhận công nghệ cao vẫn là một mục tiêu quan trọng nhất.
Nhìn vào thực tế hoạt động FDI giai đoạn vừa qua và hiện nay, cho thấy bên cạnh các dự án đáp ứng được tiêu chuẩn về công nghệ cao vẫn còn nhiều dự án FDI công nghệ thấp đã “lọt lưới”.
Kết quả thu hút FDI trong tháng 6/2012 mới được Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạc và Đầu tư (KH&ĐT) công bố vào 27/6/2012 cho thấy đã có thêm 900 triệu USD vốn FDI được đưa vào thực hiện, góp phần nâng tổng vốn FDI giải ngân trong 6 tháng đầu năm lên 5,4 tỷ USD, cao hơn con số 5,3 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Do bất ổn của kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước cũng khó khăn, tăng trưởng chậm hơn trước, giá cả tăng, lạm phát thất thường, thị trường đầu ra khó khăn, nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước hạn hẹp hơn, xu thế đầu tư chậm lại, vốn FDI đăng ký mới chỉ đạt 4,67 tỷ USD, giảm 24,6% so cùng kỳ, vốn tăng thêm của các doanh nghiệp hiện có chỉ đạt 1,62 tỷ USD, giảm 35,5% so với 6 tháng đầu năm trước. Điều này cho thấy các doanh nghiệp FDI khó đẩy mạnh được đầu tư nên tính xác thực của số vốn thực hiện cần được đánh giá lại về mặt thống kê để giúp việc hoạch định các giải pháp về quản lý nhà nước đối với FDI trong giai đoạn tới đạt hiệu quả hơn.
Để nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam, trách nhiệm của từng cá nhân trong lợi thế cạnh tranh, lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực… Hạn chế thu hút FDI trong những lĩnh vực phi sản xuất làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và đất đai, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiểm môi trường. Theo báo cáo mới nhất về FDI 6 tháng đầu năm 2012, mới xác định được số lượng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm giảm còn về mặt chất lượng và hiệu quả của nguồn vốn thì chưa được đánh giá đầy đủ. Đó cũng là một khâu yếu, thiếu khớp nối về thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước về FDI ở Trung ương và các địa phương, làm giảm sút hiệu lực quản lý nhà nước. Hiện Bộ KH & ĐT đang xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, theo đó trong năm 2012 sẽ triển khai hệ thống thông tin nối mạng với các địa phương để thực hiện tốt công tác báo cáo thống kê.
Cũng theo kế hoạch, một dự thảo quy chế phối hợp hoạt động trong quản lý nhà nước về FDI sẽ được lấy ý kiến và được xem xét ban hành vào cuối năm 2012 để từ đó có thông tin kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành và hoạch định chính sách của Chính phủ. Từ thực tế triển khai việc sửa đổi Nghị định108/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đầu tư đã phải mất nhiều năm đến nay chưa có kết quả cuối cùng; Việc chậm báo cáo kết quả triển khai đề án “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011 - 2020, trong đó đề xuất cụ thể định hướng chính sách ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư, hoàn thành trong quý II/2012” và các công tác khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới, của các bộ ngành liên quan cho thấy không chỉ các kế hoạch về hệ thống thông tin nối mạng, về quy chế phối hợp hoạt động FDI nêu trên sẽ chậm hoàn thành mà tất cả các nhiệm vụ khác cũng không thể hoàn thành đúng hạn.
Trước tình hình này, phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và trách nhiệm cá nhân của các công chức trong bộ máy quản lý nhà nước hiện hành. Chính phủ đã chỉ đạo, việc còn lại là tổ chức thực hiện của các cấp. Việc tổ chức thực hiện tốt sẽ không chỉ đạt được mục tiêu và nâng cao được chất lượng FDI vào Việt Nam trong giai đoạn tới, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam, góp phần không nhỏ vào việc chặn đà suy giảm kinh tế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2012 ở mức 6% như Quốc hội đặt ra.

 

TS. Phan Hữu Thắng Theo tapchitaichinh.vn

 

http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/research/vimo/2012/20120724.html